Xếp hạng tiểu hành tinh Tiểu hành tinh

Các tiểu hành tinh thường được xếp vào hai nhóm dựa trên tính chất quỹ đạo của chúng và trên các chi tiết quang phổ ánh sáng mặt trời do chúng phản chiếu.

Các nhóm quỹ đạo và các gia đình

Nhiều tiểu hành tinh đã được xếp vào các nhóm và các gia đình dựa trên tính chất quỹ đạo của chúng. Thông thường việc đặt tên một gia đình tiểu hành tinh tiến hành dựa theo thành viên đầu tiên được phát hiện. Các nhóm có liên kết động học khá lỏng lẻo với nhau, trong khi các gia đình có quan hệ "chặt chẽ" hơn, và là kết quả của một vụ tan rã một tiểu hành tinh lớn hơn trong quá khứ.

Để biết danh sách đầy đủ các nhóm và các gia đình tiểu hành tinh đã biết, xem hành tinh nhỏgia đình tiểu hành tinh.

Xếp hạng quang phổ

Bức ảnh này của 433 Eros cho thấy hình ảnh nhìn từ một phía tiểu hành tinh qua rãnh máng ở mặt trên của nó về phía đối diện. Các đặc điểm lớn cỡ 35m có thể được nhìn thấy.

Năm 1975, một hệ thống phân loại dựa trên màu sắc, albedo, và hình dạng quang phổ đã được Clark R. Chapman, David Morrison, và Ben Zellner phát triển.[7] Các tính chất đó được cho là tương ứng với thành phần vật chất bề mặt tiểu hành tinh. Ban đầu, họ chỉ xếp tiểu hành tinh vào ba loại:

Từ đó danh sách này đã được mở rộng bao gồm một số kiểu tiểu hành tinh khác. Số lượng các kiểu tiếp tục tăng lên khi càng nhiều tiểu hành tinh được nghiên cứu. Xem Các kiểu quang phổ tiểu hành tinh để biết thêm chi tiết hay Thể loại:Các lớp quang phổ tiểu hành tinh để có danh sách.

Cần nhớ rằng tỷ lệ các tiểu hành tinh đã biết được xếp vào nhiều kiểu quang phổ khác nhau không nhất thiết phản ánh tỷ lệ tất cả các tiểu hành tinh thuộc kiểu đó; một số kiểu dễ dàng phát hiện hơn những kiểu khác, ảnh hưởng tới những con số tổng kết.

Những vấn đề khi sử dụng Xếp hạng theo quang phổ

Trước kia, việc xác định quang phổ dựa trên sự suy luận thành phần của tiểu hành tinh:[8]

Tuy nhiên, sự tương ứng giữa lớp quang phổ và thành phần không phải lúc nào cũng tốt đẹp, và có rất nhiều kiểu xếp hạng được sử dụng. Điều này dẫn tới sự lẫn lộn rất lớn. Trong khi các tiểu hành tinh thuộc các lớp quang phổ khác nhau có vẻ được cấu thành từ những vật liệu khác nhau, thì lại không có những sự đảm bảo rằng các tiểu hành tinh trong cùng một lớp phân loại được cấu thành từ những vật liệu như nhau.

Hiện tại, việc xếp hạng quang phổ dựa trên nhiều cuộc khảo sát phân tích quang phổ không chính xác trong thập kỷ 1990 vẫn được coi là tiêu chuẩn. Các nhà khoa học không thể đồng thuận cho một hệ thống xếp hạng tốt hơn, phần lớn bởi sự khó khăn để thu được các số đo chi tiết thường xuyên cho một lượng lớn các tiểu hành tinh (ví dụ phân tích các quang phổ chính xác hơn, hay các dữ liệu phi quang phổ như mật độ sẽ rất hữu ích).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiểu hành tinh http://www.britannica.com/EBchecked/topic/39730 http://www.newscientistspace.com/channel/solar-sys... http://www.spaceguarduk.com/ http://www.spaceref.com/news/viewpr.html?pid=7925 http://www.colorado.edu/physics/2000/applets/satel... http://cfa-www.harvard.edu/iau/lists/MPDiscSites.h... http://cfa-www.harvard.edu/iau/lists/MPNames.html http://cfa-www.harvard.edu/iau/lists/NumberedMPs12... http://cfa-www.harvard.edu/iau/lists/Unusual.html http://scully.cfa.harvard.edu/~cgi/ShowCitation.CO...